Đã là phụ nữ, ai cũng mong muốn có làn da trắng mịn, tươi trẻ để thu hút mọi ánh nhìn. Nhưng khi đối mặt với các vấn đề của làn da, nhiều chị em vẫn bối rối khi lựa chọn phương pháp làm đẹp an toàn và phù hợp cho mình. Chemical Peel tuy còn là phương pháp mới nhưng lại được nhiều chuyên gia trong giới làm đẹp tin tưởng lựa chọn. Vậy Chemical Peel thực chất là gì?
Chemical Peel là gì?
Chemical Peel hay còn gọi tắt là Peel, tên tiếng Việt là thay da sinh học được hiểu là phương pháp làm đẹp sử dụng hợp chất tự nhiên tác động mạnh lên bề mặt da, giúp loại bỏ tế bào da chết và vi khuẩn, bụi bẩn nằm sâu dưới lỗ chân lông. Peel da có tác dụng kích thích tế bào da bong tróc, tái tạo làn da mới sáng hơn và giảm bớt nếp nhăn; có thể áp dụng cho mặt và toàn thân.
Phương pháp này được bác sĩ da liễu người Áo Ferdinand Ritter von Hebra (1816–1880), người sáng lập Trường da liễu Vienna giới thiệu vào nửa cuối thể kỷ 19 và đưa vào sử dụng trong việc điều trị da, tái tại bề mặt da và phục hồi da.
Bản chất của của Peel da chính là sử dụng các hoạt chất như salicylic acid, glycolic acid, trichloroacetic acid,…thúc đẩy quá trình thay da, tái tạo tế bào mới, kích thích khả năng tái tạo collagen, elastin và thúc đẩy sản xuất, đồng thời tăng cường các đặc tính sinh hóa của tế bào. Nếu như tẩy tế bào chết chỉ tác động được đến lớp thượng bì, giải quyết các vấn đề hiện hữu trên bề mặt da thì phương pháp peel da sẽ sử dụng các sản phẩm có nồng độ acid mạnh tác động vào sâu bên trong da, thẩm thấu và giúp tái tạo da từ bên dưới. Chính vì vậy, phương pháp đòi hỏi người thực hiện cần có kiến thức và kinh nghiệm để mang lại kết quả như mong muốn.
Hiệu quả của Peel da
- Thanh tẩy và phục hồi làn da, loại bỏ các chất bẩn và dầu thừa trên da.
- Se khít lỗ chân lông, cải thiện cấu trúc da và tăng độ dày của lớp biểu bì.
- Điều trị các dấu hiệu lão hóa của da, làm giảm nếp nhăn và sưng tấy.
- Làm đồng đều màu da, giúp da sáng mịn màng hơn.
- Làm giảm các đốm sắc tố sậm màu, ngăn ngừa sự hình thành của các đốm sắc tố.
- Làm giảm các dấu hiệu gây mụn và ngăn ngừa sẹo.
Các hoạt chất thường dùng trong Peel da
- Alpha Hydroxy Acid (AHA): Là một trong nhóm các Axit gốc nước tự nhiên và được chiết xuất từ thực phẩm. Điển hình như Glycolic Acid được chiết xuất từ mía đường, Latic Acid được chiết xuất từ sữa chua, Citric Acid có trong các loại quả thuộc họ cam quýt, Malic Acid thì có trong táo, Tartaric Acid được lấy từ quả nho,…AHA có công dụng tẩy tế bào chết, hỗ trợ trị nám và làm sáng da, trị mụn, sẹo mụn, vì thế AHA có mặt hầu hết trong các loại mỹ phẩm.
- Salicylic Acid (BHA): SA hay còn được gọi là BHA – Beta Hydroxyl Acid là một dạng Axit gốc dầu. Trong y khoa, SA được dùng như Aspirin với mục đích kháng viêm, giảm sưng. Trong mỹ phẩm, vì đặc tính gốc dầu nên SA dễ dàng xuyên qua các lỗ chân lông, phá vỡ tế bào chết bị dính vào nhau và loại bỏ bã nhờn tắc nghẽn đồng thời kiểm soát lượng dầu dư thừa.
- Tricloacetic Acid (TCA): Là một dạng Axit hữu cơ có công dụng giúp tái tạo cấu trúc da mới. TCA có thể được sử dụng ở các nồng độ khác nhau vào các mục đich điều trị khác nhau như Peel trung bình đến Peel sâu. TCA nồng độ thấp 15% cho toàn vùng điều trị và nồng độ 35% để điều trị một số vùng chuyên biệt (các đốm sắc tố, vết sẹo, nếp nhăn). TCA đặc biệt hiệu quả trong việc trẻ hóa da, cải thiện nếp nhăn và sắc tố da.
- Retinol: Là dẫn xuất Vitamin A, giúp điều trị mụn, giảm nhờn, se khít lỗ chân lông, trẻ hóa da.
- Jessner: Là sự kết hợp giữa Alpha, Beta Hydroxies và Resorcinol, đạt hiệu quả cao trong điều trị mụn.
Các cấp độ của Chemical Peel
Superficial peels -Thay da sinh học nông
Đây là cấp độ Peel da mặt nhẹ nhất, các hóa chất Peel sẽ tác động vào lớp trên cùng của biểu bì giúp lấy đi lớp tế bào chết. Cấp độ này không gây đau và cũng cho hiệu quả thấp vì nó chỉ là lấy đi lớp tế bào chết trên da. Trong hầu hết các trường hợp, họ sử dụng chất lỏng có chứa (loãng) các axit nhẹ, loại hay thường gặp là glycolic acid.
Medium peels – Thay da sinh học trung bình
Ở cấp độ peel này thì các hoạt chất sẽ thẩm thấu tới lớp sâu nhất của biểu bì. Tầng biểu bì chịu trách nhiệm cho tình trạng ẩm hoặc khô, nứt nẻ, thô sần, màu cơ bản của da. Sau vài ngày, các tế bào chết được lấy đi, bong tróc dần và làn da bạn sẽ hình thành lớp da mới.Medium peels có thể gây ra cảm giác đau rát nhẹ trên da vì hóa chất chính được dùng trong phương pháp này là Trichloroacetic acid (TCA).
Deep peels – Thay da sinh học sâu
Peel da mặt sâu tác động vào tầng hạ bì của da. Đây là tầng liên quan tới việc hình thành các nếp nhăn, độ mỏng, dày, căng của da. Có những vấn đề xuất phát từ hạ bì những lại tác động tới biểu bì như mụn, sự mất cân bằng lượng dầu trên da, sẹo rỗ,… Peel sâu thường có tác dụng điều trị nhiều vấn đề như: lỗ chân lông to, vết nhăn, mụn, vết thâm, làm trắng da,…
Tuy nhiên để Peel da mặt cấp độ này đòi hỏi làn da bạn không quá kích ứng và nhạy cảm, đồng thời phải được Bác sĩ da liễu thăm khám và chỉ định mới được thực hiện Peel.
Ưu điểm của phương pháp Peel da
- Điều trị các loại mụn trên da: Peel da có tác dụng điều trị tất cả các loại mụn, ngăn ngừa mụn tái phát, đồng thời tái tạo tế bào da một cách nhanh chóng.
- Trị mụn vi tổn thương trên bề mặt da, không để lại sẹo: Nhờ khả năng phá vỡ các tế bào hư tổn bằng cách gây ra các vi tổn thương trên bề mặt da (ở mức độ an toàn), kích thích đẩy nhân mụn, thúc đẩy sản sinh collagen mạnh mẽ từ bên trong, peel da giúp trị mụn và làm đầy các tổn thương trước đó mà không để lại sẹo, thậm chí phương pháp này còn giúp xóa thâm, giúp da bật tone, tươi sáng rõ rệt ngay sau khi thực hiện.
- Không đau: Peel da sử dụng các hoạt chất chiết xuất từ thiên nhiên vừa thân thiện, vừa lành tính với làn da và rất an toàn nên chỉ có cảm giác hơi châm chích hoặc đỏ, rát khi vừa làm xong. Các triệu chứng này thường chỉ xuất hiện khi peel khoảng 5 – 10 phút, sau đó bạn sẽ được làm dịu da bằng cách chườm đá lạnh ngay sau khi peel.
- Liệu trình điều trị ngắn: So với các phương pháp điều trị mụn thông thường, phương pháp peel da hóa học mang lại hiệu quả nhanh hơn, liệu trình điều trị ngắn hơn. Đối với tình trạng mụn nhẹ, liệu trình peel thường kéo dài khoảng 2 – 3 lần, trường hợp mụn nặng cần khoảng 5 – 7 lần để có kết quả tốt hơn. Thời gian phục hồi sau mỗi lần điều trị cũng khá nhanh, thường chỉ khoảng 7 – 10 ngày, tùy cơ địa.
- Không tốn thời gian nghỉ dưỡng: Thành phần sử dụng có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên nên ít gây kích ứng da, không gây sưng, viêm, sau khi điều trị bạn không cần dành nhiều thời gian nghỉ dưỡng.
- Hiệu quả kéo dài: Sau khi peel da kết hợp với chế độ chăm sóc da khoa học bạn sẽ duy trì được làn da trắng đẹp, mịn màng, không những không làm mỏng da mà trái lại còn tăng cường lớp bảo vệ da.
Hạn chế của phương pháp Peel da
Bên cạnh những ưu điểm tích cực mà phương pháp này mang lại, peel da cũng không tránh khỏi việc vẫn còn tồn tại một số hạn chế như:
- Nếu không lựa chọn được sản phẩm peel da phù hợp hoặc cơ sở chăm sóc da uy tín sẽ khó mang lại hiệu quả như ý, thậm chí khiến tình trạng da tồi tệ hơn ban đầu.
- Cần lưu ý cách chăm sóc da sau khi peel vì nó cũng là yếu tố quyết định tới hiệu quả cũng như thời gian điều trị.
- Dễ gây “nghiện” vì peel da mang lại hiệu quả nhanh chóng. Vì thế, có rất nhiều trường hợp peel da như một thói quen định kỳ để loại bỏ những khuyết điểm nhỏ nhất trên da. Tuy nhiên, lạm dụng peel da “vô tội vạ” sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe làn da.
Chemical Peel còn rất nhiều chủ đề để bàn. Mời bạn đọc đón đọc số tiếp theo của TẤT TẦN TẬT VỀ CHEMICAL PEEL – PHẦN 2